Nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông - lâm nghiệp bền vững huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông

Authors: Lê, Thị Hạnh Liên

Thật khó có thể xác định một cách chính xác thời điểm mà tại đó hệ thống nông lâm kết hợp ra đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc nông lâm nghiệp; và gắn liền với sự nhận thức của con người về sử dụng  đất và nhu cầu kinh tế. Lúc  đầu, du canh (shifitng cultivation) được xem là phương thức canh tác cổ xưa nhất; tiếp theo cuộc cách mạng về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sau du canh, sự ra đời của phương thức Taungya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới được xem là một dấu hiệu báo trước cho phương thức nông lâm kết hợp sau này.
Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát triển không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể...

Title: Nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái nông - lâm nghiệp bền vững huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông
Authors: Lê, Thị Hạnh Liên
Keywords: Nông nghiệp;Lâm nghiệp;Mô hình kinh tế;Đắc Nông
Issue Date: 2017
Publisher: H. : Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Description: 139 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54608
Appears in Collections:HUS - Master Theses

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này